Điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2023? Điểm chuẩn học bạ kết hợp với chứng chỉ tiếng anh, đánh giá năng lực của Đại học Ngoại thương là bao nhiêu?
09:10 15/06/2023
| Nguyễn Hạnh Phương Trâm
| Pháp luật về Giáo dục
Tôi muốn hỏi điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2023 là bao nhiêu? - câu hỏi của chị Thùy (Biên Hòa)
- Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2023? Điểm chuẩn học bạ kết hợp với chứng chỉ tiếng anh của Đại học Ngoại thương FTU là bao nhiêu?
- Điểm xét tuyển phương thức 1 của Đại học Ngoại thương được tính như thế nào?
- Điểm xét tuyển phương thức 2 đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT của Đại học Ngoại thương được tính như thế nào?
Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2023? Điểm chuẩn học bạ kết hợp với chứng chỉ tiếng anh của Đại học Ngoại thương FTU là bao nhiêu?
Tối ngày 14/6/2023, Đại học Ngoại thương vừa ban hành Thông báo 523/TB-ĐHNT về ngưỡng trúng tuyển có điều kiện đối với các phương thức xét tuyển 1,2 và 5 năm 2023
Theo đó, ngưỡng điểm trúng tuyển có điều kiện của 3 phương thức xét tuyển sớm, gồm xét học bạ kết hợp giải học sinh giỏi, chứng chỉ quốc tế và sử dụng điểm đánh giá năng lực của Trường ĐH Ngoại thương năm 2023 như sau:
- Tại phương thức xét tuyển kết hợp học bạ và giải học sinh giỏi quốc gia điểm cao nhất là 30 điểm, áp dụng với chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, trụ sở Hà Nội.
- Phương thức xét học bạ kết hợp chứng chỉ quốc tế, điểm chuẩn cao nhất là 30 điểm áp dụng với chương trình tiên tiến Kinh tế đối ngoại ở Hà Nội.
- Điểm thi đánh giá năng lực của hai Đại học Quốc gia Hà Nội, TP HCM được lấy điểm chuẩn từ 27,8 đến 28,1.
Theo Thông báo 316/TB-ĐHNT năm 2023 Tải về, Trường đại học ngoại tuyển sinh bằng 6 phương thức:
- Phương thức 1: Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia/đạt giải trong kỳ thi HSG quốc gia hoặc trong cuộc thi KHKT quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của trường, đạt giải (nhất, nhì, ba) HSG cấp Tỉnh/Thành phố lớp 11 hoặc lớp 12, thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập/chứng chỉ năng lực quốc tế dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên của các trường THPT/trường THPT quốc tế.
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2023 theo các tổ hợp môn, thời gian thi THPT quy định tại Công văn 1515/BGDĐT-QLCL năm 2023
- Phương thức 5: Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia Hà Nội và ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức trong năm 2023.
- Phương thức 6: Xét tuyển thẳng năm 2023
Công bố điểm chuẩn học bạ Đại học Ngoại thương FTU năm 2023? Điểm chuẩn học bạ kết hợp với chứng chỉ tiếng anh của Đại học Ngoại thương FTU là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điểm xét tuyển phương thức 1 của Đại học Ngoại thương được tính như thế nào?
Theo Thông báo 316/TB-ĐHNT năm 2023 Tải về có hướng dẫn về cách tính điểm xét tuyển theo phương thức 1 của Đại học Ngoại thương như sau:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên giải (nếu có) + Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có)
Trong đó:
- M1, M2, M3: là điểm trung bình chung học tập 05 học kỳ (bao gồm học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 03 môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển của Trường đáp ứng các điều kiện nộp hồ sơ
+ Đối với thí sinh thuộc đối tượng tham gia thi/đạt giải Kỳ thi HSG/KHKT cấp quốc gia hoặc đạt giải HSG Tỉnh/Thành phố: trong tổ hợp 03 môn xét tuyển phải có môn/lĩnh vực thí sinh tham gia thi/đạt giải HSG.
+ Đối với thí sinh xét tuyển chương trình Ngôn ngữ thương mại: M1, M2, M3 là 03 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ.
+ Thí sinh chỉ sử dụng môn ngoại ngữ chính (môn bắt buộc hoặc môn chuyên) để xét tuyển. Môn ngoại ngữ thứ hai (môn tự chọn hoặc không chuyên) không được dùng để xét tuyển theo các tổ hợp của Trường.
- Điểm ưu tiên giải (nếu có):
+ Đối với thí sinh thuộc đối tượng tham gia thi/đạt giải Kỳ thi HSG/KHKT cấp quốc gia: Các thí sinh đạt thêm giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn (Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật) hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của Trường được cộng điểm cụ thể như sau:
++ Giải Nhất : được cộng 04 (bốn) điểm
++ Giải Nhì : được cộng 03 (ba) điểm
++ Giải Ba : được cộng 02 (hai) điểm
++ Giải Khuyến khích : được cộng 01 (một) điểm
+ Đối với thí sinh thuộc đối tượng HSG Tỉnh/Thành phố: Các thí sinh đạt giải Nhất, Nhì trong kỳ thi HSG cấp Tỉnh/Thành phố các môn trong tổ hợp xét tuyển của Trường năm lớp 11 hoặc lớp 12 được cộng điểm như sau:
++ Giải Nhất : được cộng 02 (hai) điểm
++ Giải Nhì : được cộng 01 (một) điểm
Lưu ý: Các thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm một lần ứng với giải cao nhất đạt được. - Điểm ưu tiên đối tượng chính sách, điểm ưu tiên khu vực (nếu có):
Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và điểm ưu tiên khu vực thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Trường.
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực (nếu có) đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực = {[30 – (M1+M2+M3)]/7,5} × (Mức điểm ưu tiên đối tượng chính sách + Mức điểm ưu tiên khu vực)
Điểm xét tuyển phương thức 2 đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT của Đại học Ngoại thương được tính như thế nào?
Trường Đại học Ngoại thương chỉ xét điểm IELTS từ 6.5 trở lên. IELTS 6.5 được quy đổi thành 8,5 điểm môn tiếng Anh khi xét đại học, 7.0 quy đổi thành 9 điểm, 7.5 tương đương 9,5 điểm, 8.0 mới được 10 điểm.
Theo Thông báo 316/TB-ĐHNT năm 2023 Tải về có hướng dẫn về cách tính điểm xét tuyển phương thức 2 đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT của Đại học Ngoại thương như sau:
* Căn cứ xét tuyển: Xác định hồ sơ đủ điều kiện dựa trên nguyện vọng đăng ký, chỉ tiêu và điểm xét tuyển. Điểm xét tuyển được xác định theo thang điểm 30 và làm tròn đến hai chữ số thập phân. Cụ thể như sau:
Điểm xét tuyển = M1 + M2 + M3 + Điểm ưu tiên giải (nếu có) + Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và khu vực (nếu có)
Trong đó:
- M1, M2: là điểm trung bình chung học tập 05 học kỳ (bao gồm học kỳ 1 và học kỳ 2 của năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) của 02 môn thuộc tổ hợp xét tuyển: Toán-Lý hoặc Toán-Hoá hoặc Toán-Văn; đối với các ngành ngôn ngữ thương mại, tổ hợp 02 môn xét tuyển là Toán- Văn;
- M3: Điểm quy đổi Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế hoặc quy đổi giải học sinh giỏi quốc gia môn Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật;
- Điểm ưu tiên giải (nếu có): Các thí sinh đạt thêm giải Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích trong kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia các môn (Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật) hoặc cuộc thi KHKT cấp quốc gia thuộc lĩnh vực phù hợp với tổ hợp môn xét tuyển của Trường được cộng điểm cụ thể như sau:
Giải Nhất : được cộng 04 (bốn) điểm
Giải Nhì : được cộng 03 (ba) điểm
Giải Ba : được cộng 02 (hai) điểm
Giải Khuyến khích : được cộng 01 (một) điểm
Lưu ý: Thí sinh đã dùng giải Học sinh giỏi quốc gia môn Ngoại ngữ để quy đổi điểm M3 thì không được cộng thêm điểm ưu tiên cho giải này. Các thí sinh đạt nhiều giải chỉ được cộng điểm một lần ứng với giải cao nhất đạt được.
- Điểm ưu tiên đối tượng chính sách, điểm ưu tiên khu vực (nếu có):
Điểm ưu tiên theo đối tượng chính sách và điểm ưu tiên khu vực thực hiện theo Quy chế tuyển sinh đại học của Trường.
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực (nếu có) đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau:
Điểm ưu tiên đối tượng chính sách và khu vực = {[30 – (M1+M2+M3)]/7,5} × (Mức điểm ưu tiên đối tượng chính sách + Mức điểm ưu tiên khu vực)
Bài viết liên quan